Khoa Dược

Thứ hai, 13 Tháng 4 2015

1. Chức năng.

  • Tổ chức đào tạo Dược sỹ trung cấp hệ chính quy, VLVH, VB2, các lớp ngắn hạn.
  • Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch dạy-học và các hoạt động giáo dục khác.
  • Phối kết hợp với các Khoa dược bệnh viện, các nhà thuốc và các doanh nghiệp Dược, tổ chức thực tập thực tế và thực tập tốt nghiệp cho học sinh.

2. Nhiệm vụ.

  • Quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị … ) thuộc khoa quản lý.  
  • Tổ chức xây dựng các chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu dạy-học; nghiên cứu cải tiến phương pháp dạy – học;                                                                                             
  • Đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì trang thiết bị dạy- học, thực tập, thực hành và thực nghiệm khoa học.    
  • Đa dạng hóa các loại hình đào tạo đáp ứng thỏa mãn nhu cầu người học.
  • Phối kết hợp với các khoa, phòng và ban có liên quan, xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.                                                                                 
  • Quản lý các hoạt động của khoa
  • Quản lý chương trình, vận hành kế hoạch dạy-học, học kỳ, năm học, khóa học.
  • Phối kết hợp với các các cơ sở thực tập ngoài trường thực hiện kế hoạch thực tập.

3. Quản lý nhân lực:

  • Phân công giáo viên cơ hữu, mời thỉnh giảng tham gia giảng dạy.
  • Phân công công việc của các cán bộ quản lý, KTV và giáo viên chủ nhiệm.
  • Đề xuất tuyển dụng , khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

4. Quản lý học tập của học sinh:

  • Phân công GVCN phối kết hợp với Quản sinh làm tốt công tác quản lý học sinh.
  • Kết hợp với Phòng Đào tạo soát xét, quản lý, lưu trữ và báo cáo các loại điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳthi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp.  

5. Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên vật liệu thực hành/thực tập. Đề nghị mua sắm, bổ sung, sửa chữa, thanh lý trang thiết bị dạy-học.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác:

  • Huấn luyện nghiệp vụ cho giáo viên và CBCNV của khoa.
  • Các công tác khác khi Hiệu trưởng phân công.

7. Trách nhiệm được giao để thực hiện công việc:

  • Kiểm tra chương trình đào tạo, tiến độ giảng dạy, hồ sơ giáo viên.
  • Kiểm tra chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh.
  • Kết hợp Phòng Đào tạo, Hội đồng khoa học tổ chức bình dự giảng và tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên dạy giỏi các cấp.
  • Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy-học, ngân hàng câu hỏi, đề thi.
  • Tham gia tổ chức thi kết thúc học phần, thi lại; thi tốt nghiệp.
  • Lập danh mục thiết bị, vật tư, chủ trì xây dựng định mức vật tư, tự tạo mô hình, dụng cụ cho từng bài tập các môn học.
  • Tham gia học tập, nghiên cứu khoa học.
  • Tham gia tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho GV và CBCNV (thể thao, văn nghệ, tham quan…).

8. Các sản phẩm minh chứng cho các công việc của Khoa:

  • Các sản phẩm:
    • Chương trình khung và chương trình chi tiết các môn học.
    • Bản kế hoạch dạy học học kỳ, năm học, khóa học.
    • Bản kế hoạch phân công giáo viên (học phần, số tiết và thời khóa biểu…).
    • Quy trình SOP của các bài thực hành /thực tập và định mức vật tư.
    • Ngân hàng câu hỏi thi, đề thi.
    • Dự trù mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu và tự tạo mô hình dạy học.
    • Giáo trình, kế hoạch bài giảng, Power point ….. của khoa.
    • Biên bản hoặc sổ họp khoa.

9. Yêu cầu chất lượng của sản phẩm:

  • Phù hợp với mục tiêu đào tạo.
  • Chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, kịp thời, đúng các quy định. 

Lãnh đạo khoa

Trưởng khoa Phó Trưởng khoa
Ths. Trần Thanh Thạo Ths. Trần Bảo Quốc

 

10. Tổ chức nhân lực 


          Nhóm

            Đảm nhận các học phần          Giáo viên tham gia               Nhóm trưởng
      Yhọc CS

Y học cơ sở

  • Bs Nguyễn Thị Hoàng Yến
  • Bs Nguyễn Bá Hợp
  • Bs Trần Thị Hoa Vi
  • BS Nguyễn Thị Hoàng Yến
 

       Hóa PT

      K/nghiệm

Hóa phân tích

Kiểm nghiệm thuốc 

  • Ths. Nguyễn T Minh Phương
  • Ks. Trần Văn Hòa
  • Ths. Nguyễn Thị Kim Chi
  • Ds. Phạm Xuân  Chi
  • Ks. Nguyễn Thị Linh Diễm
  • Ths. Nguyễn Thị Minh Phương
  • Ks Hòa 

Bào chế Dược liệu

 Bào chế, Đọc viết TT, Thực vật, Dược liệu,.

  •  Ths. Trần Bảo Quốc

  • Ds. Đặng Lệ Thủy

  • Ds. Nguyễn Đỗ Lâm Điền

  • DSTH Nguyễn Thị Tuyết

  • DSTH Nguyễn Thị Kim Trinh

  • DSTH  Đoàn Tuyết Ngọc

 
  • Ths. Trần Bảo Quốc
 HDDL

 Hóa dược - Dược lý

  • Ths. Bùi Thùy Liên
  • Ths. Hồ Thạch Thúy
  • Ths. Trần Thị Bích Hà
  • Ds. Trần Thanh Mai
  • DSTH. Đoàn Thanh Thủy
  • Ths. Bùi Thùy Liên

 

10.1 Kỹ thuật viên

 STT               Họ và Tên                                    Phụ trách phòng thực tập
  1.       KTV Lê Thị Thu Nga                       Bào chế - Dược liệu
  2.       KT Phan Thị Thu Nga
  3.       KTV Bùi Thị Thanh Thủy
  4.       KTV Nguyễn Thị Ái Thy
  5.       KTV Nguyễn Vi Linh    Hóa PT, Kiểm nghiệm, HD DL DLS và Nhà thuốc mẫu GPP.
  6.       KTV Nguyễn Thị Thanh Hằng
  7.       KTV Trần Thu Hiền
  8.       KTV Nguyễn Thị Hương

 

11. Chức trách nhiệm vụ cá nhân:

  • Trưởng Khoa: Th S. Trần Thanh Thạo
    • Tổ chức xây dựng các chương trình đào tạo, lập kế hoạch dạy-học,
    • Tổ chức biên soạn chỉnh sửa các chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học, ngân hàng câu hỏi thi, đề thi của khoa.
    • Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến của khoa.
    • Quản lý, tuyển dụng, đào tạo huấn luyện bồi dưỡng, thi đua khen thưởng kỷ luật…,  giáo viên, nhân viên của khoa.
    • Tổ chức đánh giá, xếp loại học sinh sau mỗi học kỳ, năm học, khóa học.
    • Giảng dạy một số học phần theo năng lực và theo quy định của cán bộ quản lý.
  • Phó Trưởng Khoa: Th S. Trần Bảo Quốc
    • Giúp việc cho trưởng khoa trong các công việc sau đây:
    • Tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc việc vận hành kế hoạch dạy-học đúng tiến độ và các hoạt động giáo dục khác của khoa sao cho phù hợp với chương trình kế hoạch của nhà trường.
    • Lập thời khóa biểu, phân công giáo viên cơ hữu, mời thỉnh giảng, giảng dạy lý thuyết, thực hành, (Tên bài giảng, số buổi và thời gian thực hiện…), coi thi, chấm thi và hướng dẫn thực tập thực tế và thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở ngoài trường…
    • Thực hiện việc chấm công, tính giờ giảng cho giáo viên theo quy định.
    • Phối hợp với nhà trường làm tốt công tác quản lý đào tạo và công tác quản lý học sinh của khoa.  
    • Tổ chức và quản lý các hoạt động ngoài trường (Thực tập nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp…) cho học sinh.
  • Cán bộ văn phòng khoa:
    • Phụ trách tài chính khoa - Cô Nguyễn Thị Tuyết. 
      • Phối hợp với các phòng ban chức năng làm tốt công tác tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị của khoa
      • Theo dõi đề xuất việc chấm công, tính giờ giảng, thực hiện các khoản phải thu và chi theo quy định ( học phí, lệ phí, trả công, trả thù lao giờ giảng ….)
      • Nhận các dự trù đề xuất sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, hóa chất, dược liệu, thuốc men, văn phòng phẩm trình lãnh đạo trường giải quyết.
  • Phụ trách hành chính giáo vụ khoa - Cô Nguyễn Hồng Thơ
    • Tham gia quản lý đào tạo và quản lý học sinh của khoa theo yêu cầu của trường.
    • Thiết lập, quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo và chuyên môn của khoa.
    • Đôn đốc, nhắc nhở, hỗ trợ các giáo viên, các CNL hoàn thành công việc theo yêu cầu.
    • Chủ nhiệm một số lớp học sinh.
    • Thư ký các cuộc họp, hoàn tất các báo cáo theo quy định.
  • Nhân viên văn phòng khoa - KTV Nguyễn Thị Thúy Dung
    • Thường trực hàng ngày tại văn phòng khoa.
    • Thu nhận công văn của trường, đơn thư, yêu cầu, thắc mắc, khiếu nại của giáo viên, học sinh trình lãnh đạo khoa giải quyết.
    • Giao nhận sổ lên lớp, kiểm tra đôn đốc nhắc nhở BCS lớp cập nhật hàng ngày theo quy định.
    • Dự trù, in ấn cấp phát giáo trình tài liệu dạy - học của khoa.
    • Làm những công việc khác hỗ trợ các cán bộ quản lý khoa khi được phân công.
  • Các nhóm trưởng.
    • Tổ chức phân công biên soạn chỉnh sửa các chương trình, giáo trình, các SOP, tài liệu dạy học, ngân hàng câu hỏi thi, đề thi của các học phần.
    • Căn cứ kế hoạch đào tạo của Khoa/Trường, chia khối l­ượng (số bài, số tiết, số buổi) và kiểm tra chất lư­ợng giảng dạy của từng giáo viên trong Nhóm.
    • Tổ chức ra đề thi, chấm thi, thống kê, báo cáo các loại điểm về Khoa/ Phòng đào tạođúng quy chế và đúng thời gian quy định
    • Thẩm định ký duyệt các hồ sơ chuyên môn của giáo viên trong Nhóm theo quy định.
    • Quản lý học sinh học tập lý thuyết, thực hành, thực tậpvà tham gia giáo dục rèn luyện học sinh trong các giờ học các học phần thuộc Nhóm phụ trách…
    • Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên vật liệu thực hành/thực tập. Đề xuất việc xây dựng, sửa chữa, bảo trì, mua sắm bổ sung, tự tạo trang thiết bị và đồ dùng dạy-học.
    • Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên và KTV trong nhóm.
  • Chức trách nhiệm vụ của giáo viên
    • Công tác giảng dạy:
      • Chuẩn bị đầy đủ 6 loại hồ sơ giảng dạy chuyên môn bao gồm:

1. Giáo trình tự biên soạn, hoặc đề xuất một giáo trình sử dụng.

2. Bản kế hoạch dạy học (giáo án lý thuyết) từng bài (theo mẫu).

3. Giáo án điện tử (power point) trình chiếu.

4. Câu hỏi lượng giá từng bài, ngân hàng của học phần (theo mẫu)

5. SOP lý thuyết (đối với buổi giảng dạy lý thuyết).

6. SOP thực hành (đối với giáo viên hướng dẫn thực hành).

6.5.1.2. Thực hiện các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh.

    • Giảng dạy theo kế hoạch đào tạo và theo quy định của chương trình khung và chi tiết các học phần, theo kế hoạch dạy hoc;
    • Hướng dẫn thực hành, thực tập và thực tập lâm sàng và thực tập thực tế tốt nghiệp;
    • Biên soạn cung cấp ngân hàng câu hỏi thi, ra đề thi, kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh, coi thi chấm thi theo sự phân công và làm đúng quy trình, quy chế.
    • Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, cải tiến phương pháp dạy học, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
    • Làm các công việc cụ thể khác khi được phân công.
  • Chức trách nhiệm vụ của Kỹ thuật viên.
  •      Kỹ thuật viên quản lý và chuẩn bị cơ sở vật chất, hóa chất, thuốc men, trang thiết bị, dụng cụ, sẵn sàng phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và thực hiện nhiệm vụ KTV của các phòng thực hành do các trưởng Nhóm phân công.                                                                                                                                                         
  • Quy trình kiểm tra
    • Thời khóa biểu sau khi ban hành là cơ sở pháp lý để điều hành và kiểm tra kiểm soát việc thực hiện kế hoạch dạy học của Nhà trường, nếu có những thay đổi đột xuất phải được thông báo kịp thời về Khoa và phòng Đào tạo để quyết định phương án xử lý phù hợp.
    • Hệ thống kiểm soát nội bộ của trường, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, đột xuất việc thực hiện nề nếp và chất lượng dạy – học  của giáo viên và học sinh toàn trường. Mọi người phải luôn luôn sẵn sàng đáp ứng với kiểm tra kiểm soát nội bộ.
  • Thanh quyết toán giờ giảng:
    • Hàng tháng văn phòng khoa (Th S. Trần Bảo Quốc, Cô Nguyễn Thị Tuyết) cùng với các trưởng các Nhóm, phối kết hợp với phòng đào tạo, kiểm tra đối chiếu, thống kê tổng kết giờ giảng, chấm công KTV và giáo viên trình Hiệu trưởng phê duyệt thanh quyết toán giờ giảng, tiền lương, tiền công. Giáo viên nào chưa hoàn tất các nghĩa vụ kể trên thì chưa được nhận tiền lương và tiền thù lao giờ giảng.
  • Biên bản họp Khoa có các nội dung chính như sau:
    • Báo cáo kiểm tra, giám sát quá trình chuẩn bị giảng dạy                                               
    • Thông qua đề cương môn học và các nội dung giảng dạy của mỗi học phần.                   
    • Kiểm tra đánh giá tình hình chuẩn bị:
      • Ch­ương trình, giáo trình, kế hoạch bài giảng, giáo án điện tử, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, đề thi, các SOP…và các tài liệu dạy-học của các giáo viên.
    • Xem xét và góp ý chỉnh sửa về nội dung giáo trình, tài liệu dạy – học của giáo viên.  
    • Đề xuất việc giảng thử cho các giảng viên mới và huấn luyện giáo viên. 
    • Phân công giáo viên thực hiện kế hoạch dạy học theo thời khóa biểu. 
  • Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giảng dạy
    • Thu thập các thông tin phản ánh về chất lượng dạy-học, kịp thời thông báo về Trường để có biện pháp khắc phục.
    • Góp ý với giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
    • Giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến nội dung chuyên môn của từng học phần.
  • Thực hiện đánh giá chất lượng dạy-học của học phần.
    • Đề xuất cách giải quyết các phản hồi của người học liên quan đến các bộ môn.
    • Đề xuất các điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.
  • Các việc khác.
    • Bản chức năng nhiệm vụ và mô tả công việc của các tổ chức và cá nhân thuộc Khoa Dược là cơ sở cho việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ chủ yếu, các công việc khác chưa mô tả tại văn bản này thực hiện theo các quy định hiện hành của trường.