Quản Lý Và Kinh Doanh Du Lịch

Ngành đào tạo: Du Lịch Mã ngành: 42340102
Thời gian đào tạo: 2 năm, 2 năm + 3 tháng Loại hình đào tạo: Chính Quy
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, rớt tốt nghiệp.
  • Khối lượng kiến thức toàn khoá ( tính bằng ĐVHT): 96

Giới thiệu chương trình

  • Chương trình đào tạo Quản lý và kinh doanh du lịch được xây dựng trên cơ sở mô tả nhiệm vụ của nhân viên khách sạn trình độ trung cấp như sau:
  • Thành thạo quy trình làm việc của một nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, phục vụ bàn, nhà hàng - khách sạn
  • Bước đầu làm quen với công tác quản lý của tổ trưởng, ca trưởng cũng như các hoạt động quản trị, điều hành khách sạn
  • Sau khi học xong học sinh phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và phẩm chất để có thể làm việc trong nhà hàng - khách sạn. Vì vậy chương trình đào tạo này đã được phân bố hợp lý mạnh hơn về kỹ năng thực hànhvà tuân theo các quy định chung về chương trình trong Quyết định số 40/2007/QĐ-BGD& ĐT ngày 01/08/2007 và các quy chế đào tạo của Bộ GD& ĐT.
  • Học sinh cũng được trang bị những kiến thức chung về chính trị, pháp luật, rèn luyện thân thể và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.
  • Sau khi tốt nghiệp học viên được tuyển dụng vào làm việc tại các nhà hàng, khách sạn du lịch.
  • Nếu có nguyện vọng và có đủ tiêu chuẩn ccòn có thể được đào tạo tiếp tục lên các bậc cao hơn theo hình thức đào tạo không chính quy hoặc chính quy, theo quy chế tuyển sinh của bộ Giáo dục và đào tạo.

 

Mục tiêu đào tạo

I. Môn Chung

1. Chính trị
2. Giáo dục quốc phòng
3. Thể dục thể thao
4. Giáo dục pháp luật
5. Tin học căn bản
6. Tiếng anh
7. Các học phần tự chọn ( chọn 1 trong 3)
            - Kỹ năng giao tiếp
            - Khởi tạo doanh nghiệp
            - Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

II. Môn cơ sở :

  1. Tổng quan du lịch
  2. Tâm lý du khách
  3.  Marketing du lịch
  4.  Kỹ năng giao tiếp trong du lich
  5. Kiểm soát đồ uống và thực phẩm
  6.  Anh văn chuyên ngành
  7.  Văn hoá du lịch
  8.  Địa lý du lịch
  9. Tin học chuyên ngành
  10.  Phong tục tập quán quốc tế

 II. Môn chuyên ngành:

  1.  Nghiệp vụ nhà hàng
  2.  Nghiệp vụ buồng
  3.  Nghiệp vụ lễ tân
  4.  Quản lý khách sạn

III. Các môn thực tập:

* Thực tập tại điểm du lịch:

  • Thời gian: phân bổ vào cuối học kỳ I hoặc đầu học kỳ II của khoá học. Học sinh sẽ có một tuần vừa làm công tác chuẩn bị, vừa đi thực tập tại địa phương dưới sự hướng dẫn của giáo viên
  • Địa điểm: Tại thành phố Nha trang hoặc Đà Lạt
  • Nội dung: Học sinh tham gia tuor du lịch trọn gói, đặt mình vào vị trí khách du lịch để hiểu những cảm nhận và mong muốn của họ.
  • Tại Nha Trang hoặc Đà Lạt, nhà trường sẽ liên hệ với một số khách sạn, resort cao cấp (đạt tiêu chuẩn 4* - 5*) cho học sinh đến thăm quan, học tập và được nhân viên khách sạn hướng dẫn, giới thiệu cụ thể, chi tiết, bước đầu tiếp cận với môi trường sang trọng, chuyên nghiệp nơi các em sẽ làm việc sau khi tốt nghiệp.
  • Kết thúc chuyến thực tập, học sinh làm báo cáo và nộp cho giáo viên hướng dẫn chấm điểm.

* Thực tập tốt nghiệp:

  • Thời gian: vào học kỳ IV năm thứ hai.
  • Địa điểm:  Học sinh được chia thành từng nhóm, đi thực tập cả ngày tại các nhà hàng, khách sạn.
  • Nội dung: Thực hiện nhiệm vụ của nhân viên lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng và bước đầu làm quen với công tác quản lý tại khách sạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên và nhân viên nhà hàng khách sạn

IV. Thi tốt nghiệp:

STT MÔN THI Hình thức thi
 (viết, vấn đáp, thực hành)
Thời gian
(phút)
Ghi chú
1 Chính trị Thi viết 120  
2 Lý thuyết tổng hợp Thi viết 120-150  
3 T/ hành nghề nghiệp Thực hành 15p/học sinh  

Chuẩn đầu ra

 

1. Yêu cầu về kiến thức

  • Hiểu được ngành du lịch - khách sạn với đầy đủ đặc thù của nghề, có kiến thức về văn hoá, giao tiếp, tâm lý, marketing, phong tục tập quán quốc tế…
  • Hiểu các lĩnh vực hoạt động của lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, bàn và công tác quản lý nhà hàng- khách sạn.
  • Hiểu đúng luật du lịch và luật pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

2. Yêu cầu về kỹ năng:

  • Thành thạo quy trình công việc và kỹ năng của nhân viên lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng.
  • Bước đầu thực hiện được công tác quản lý trong nhà hàng, khách sạn.

3.Yêu cầu về thái độ:

  • Nhiệt tình, trung thực, chuyên nghiệp.
  • Tôn trọng, chân thành hợp tác với đồng nghiệp.
  •  Khiêm tốn, vượt khó.

4. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp:

  • Làm việc tại các nhà hàng, khách sạn du lịch.
  • Tự học tập, nâng cao tay nghề
  • Có thể học tập lên trình độ cao đẳng hoặc đại học
  • Ngoại ngữ: trình độ A2 chuẩn Châu Âu
  • Tin học: trình độ A