Sư Phạm Mầm Non

Ngành đào tạo: Sư phạm mầm non Mã ngành:  
Thời gian đào tạo:   Loại hình đào tạo: Văn Bằng 2
  • Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp TCCN trở lên

Giới thiệu chương trình

Văn bằng sẽ được cấp khi tốt nghiệp:

  • Chương trình giúp người học có được những kiến thức cốt lõi và kỹ năng cơ bản trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non, đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với sự phát triển giáo dục mầm non. Người học có thể đảm nhiệm được công việc của giáo viên mầm non trong các loại hình cơ sở giáo dục mầm non và có thể học liên thông chương trình đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành giáo dục mầm non.

Mục tiêu đào tạo

    • Đào tạo giáo viên mầm non trình độ trung cấp có phẩm chất, năng lực chuyên môn và sức khoẻ nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chăm sóc và giáo dục trẻ theo yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, cụ thể:

1. Về kiến thức:

    •  Trình bày được những kiến thức cơ bản, cốt lõi về chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhận thức đúng đắn về đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước để có thể vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mầm non.
    • Nắm vững hệ thống tri thức khoa học ở trình độ trung cấp sư phạm mầm non. Hiểu biết và vận dụng có hiệu quả các kiến thức khoa học vào việc tổ chức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ theo mục tiêu giáo dục mầm non:
    • Vận dụng được những kiến thức cơ sở ngành như tâm lý học đại cương, giáo dục học đại cương, tâm lý trẻ mầm non, sinh lý trẻ mầm non… vào hoạt động nghề nghiệp.
    • Vận dụng được những kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục mầm non vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
    • Xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và sự phát triển của trẻ.
    • Vận dụng được những kiến thức về tổ chức hoạt động giáo dục cho các đối tượng trẻ khác nhau (bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt) vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp.

2. Về kỹ năng :

    • Thiết kế kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp mục tiêu giáo dục, đặc điểm phát triển trẻ và điều kiện thực tiễn của địa phương.
    • Thiết kế môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng về diệp lục lysine và khả năng học hỏi thông minh của trẻ.
    • Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp, khoa học với yêu cầu của từng độ tuổi, của từng trẻ trong cùng độ tuổi.
    • Đảm bảo an toàn cho trẻ, xử trí kịp thời những tình huống nguy cấp liên quan đến sức khỏe, an toàn của trẻ.
    • Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
    • Quan sát, đánh giá mức độ phát triển của trẻ tại nhóm lớp quản lý.
    • Đánh giá hoạt động của đồng nghiệp và bản thân.
    • Quản lý nhóm lớp hiệu quả.
    • Giao tiếp phù hợp với trẻ, với đồng nghiệp và phụ huynh.
    • Có khả năng tuyên truyền, phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
    • Theo dõi, xử lý kịp thời các thông tin về ngành học.

3. Về phẩm chất:

    • Yêu nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước.
    • Yêu nước, yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
    • Yêu nghề, tận tụy, có trách nhiệm với nghề.
    • Có ý thức học tập, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn.
    • Có văn hóa trong giao tiếp, ứng xử; có ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách.

Chuẩn đầu ra

1. Yêu cầu về kiến thức:

  • Có hiểu biết cơ bản, thiết thực về tâm lý, giáo dục học đại cương và lứa tuổi; nắm vững phương pháp dạy học mầm non.
  • Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục mầm non làm cơ sở cho kỹ năng, nghiệp vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

2. Yêu cầu về kỹ năng

  • Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo năm học, tháng, tuần, ngày.
  • Thiết kế  được môi trường giáo dục phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, với thực tiễn địa phương.
  • Tổ chức các hoạt  động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non theo hướng tích hợp chủ điểm một cách hợp lý.
  • Quan sát và đánh giá được mức độ phát triển của trẻ ở nhóm lớp quản lý.
  • Nhận xét, đánh giá được hiệu quả làm việc của bản thân và đồng nghiệp.
  • Giao tiếp tốt với trẻ, phụ huynh, đồng nghiệp.

3. Yêu cầu về thái độ

  • Tích cực bồi dưỡng phẩm chất chính trị, trau dồi đạo đức, ý thức trách nhiệm công dân, tác phong nhà giáo, nâng cao năng lực chuyên môn.
  • Mẫu mực, yêu nghề, tận tụy với học sinh.
  • Hợp tác với  đồng nghiệp; quan hệ tốt với phụ huynh. Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, các hoạt động xã hội. 

4. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

  • Giáo viên làm việc tại các trường mầm non.
  • Quản lý nhóm lớp.
  • Tham gia công tác quản lý ở vị trí nhóm trưởng chuyên môn trong trường mầm non.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

  • Có khả năng tự cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của vị trí công tác.